Đoàn đại biểu Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Tỉnh Nghệ An, Lãnh đạo huyện Nam Đàn, Lãnh đạo xã Xuân Hòa đã về tại khu mộ và nhà Lưu niệm đồng chí Lê Hồng Sơn Nhân kỷ niệm 125 năm ngày sinh đồng chí lê Hồng Sơn (29/6/1899-29/6/2024)
Đoàn đại
biểu Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Tỉnh Nghệ
An, Lãnh đạo huyện Nam Đàn, Lãnh đạo xã Xuân Hòa đã về tại khu mộ và nhà Lưu
niệm đồng chí Lê Hồng Sơn Nhân kỷ niệm 125 năm ngày sinh đồng chí lê Hồng Sơn
(29/6/1899-29/6/2024)
Nhân kỷ niệm 125 năm
ngày sinh đồng chí lê Hồng Sơn (29/6/1899-29/6/2024) và trước khi bước vào tổ
chức Hội thảo khoa học “Đồng chí lê Hồng Sơn với cách mạng Việt Nam và quê
hương Nghệ An”. Đoàn đại biểu Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và các
đồng chí lãnh đạo Tỉnh Nghệ An, Lãnh đạo huyện Nam Đàn đã về tại nhà Lưu niệm
đồng chí Lê Hồng Sơn, huyện Nam Đàn tổ chức Lễ dâng hoa, dâng hương tưởng niệm,
tri ân, tỏ lòng thành kính và biết ơn vô hạn đối với công lao to lớn của đồng
chí.
Tham dự có Đồng chí Nguyễn
Xuân Thắng- Ủy viên Bộ chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận TW; các đồng chí lãnh đạo Học viện, lãnh đạo
các Vụ, Viện thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Về đại biểu tỉnh Nghệ
An có các đồng chí: Thái Thanh Quý - UVBCHTW Đảng, Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch
HĐND Tỉnh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Nguyễn Đức Trung - Phó Bí thư
Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Hoàng Nghĩa Hiếu - Phó Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí
trong BTV tỉnh ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, UBMTTQ; Lãnh đạo các Ban, Sở, Ngành,
đoàn thể cấp tỉnh.
Về phía huyện có các
đồng chí: Nguyễn Xuân Đức – TUV- Bí thư Huyện ủy, Trần Thị Hiên – Phó Bí thư TT
Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện, Nguyễn Hồng Sơn – Phó Bí thư, Chủ tịch UBND
huyện; các đồng chí trong BTV Huyện ủy; lãnh đạo xã Xuân Hòa và đại diện dòng
họ Lê...
Đồng chí Lê Hồng Sơn
tên thật là Lê Văn Phơn, (tên thường gọi là Lê Văn Phan) sinh ngày 29/6/1899
trong một gia đình nhà nho nghèo tại làng Xuân Hồ, tổng Xuân Liễu (nay là xã
Xuân Hòa), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Mùa xuân năm 1920, Lê Hồng Sơn ra nước
ngoài hoạt động. Từ năm 1923 đến năm 1930 ông hoạt động tích cực và có nhiều
đóng góp cho hoạt động cách mạng. Ông là người học trò xuất sắc của đồng chí Nguyễn
Ái Quốc, trực tiếp tham gia các lớp đào tạo, huấn luyện cách mạng, tuyên truyền
chủ nghĩa Mác Lê Nin, thành lập An Nam Cộng Sản Đảng, là sáng lập viên của Đảng
cộng sản Việt Nam. Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng, đồng chí Lê Hồng
Sơn 3 lần bị địch bắt, dù kẻ thù đã dùng mọi thủ đoạn tra tấn, mua chuộc, dụ dỗ
nhưng không thể nào khuất phục được bản lĩnh của người chiến sĩ cộng sản kiên
trung. Ngày 24/12/1932, đồng chí Lê Hồng Sơn bị tòa án Nam Triều kết án tử
hình. Ngày 20/2/1933, Lê Hồng Sơn bị xử bắn tại quê nhà xã Xuân Hòa, huyện Nam
Đàn.
Tại Khu mộ và Nhà lưu
niệm đồng chí Lê Hồng Sơn, các đồng chí đại biểu đã dâng hoa, dâng hương, bày
tỏ lòng thành kính, biết ơn vô hạn đối với công lao to lớn của đồng chí Lê Hồng
Sơn đối với cách mạng Việt Nam.
Đây là hoạt động nhằm
tưởng nhớ, tôn vinh những đóng góp to lớn của đồng chí Lê Hồng Sơn; đồng thời
tuyên truyền, hun đúc thêm tinh thần yêu nước, giáo dục truyền thống cách mạng
cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về truyền thống yêu nước, cách mạng, tinh
thần độc lập, tự chủ, tự cường, đổi mới sáng tạo, hy sinh, cống hiến hết mình
cho Tổ quốc của đồng chí Lê Hồng Sơn./.
Nhóm phóng viên Trung
tâm VH-TT&TT thực hiện